Hiển thị các bài đăng có nhãn thống kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thống kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Bệnh thống kinh nguyên phát là gì

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, được chia ra làm 2 loại là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.  Thống kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát,  không tìm thấy dấu hiệu tổn thương thực thể nào, đau bụng kinh nguyên phát thường xuất hiện ở phụ nữ  dưới 25 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục hay sinh con.
Đau bụng kinh nguyên phát là gì?
đau bụng do thống kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát
Khi các chị em gái bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu có hiện tượng kinh nguyệt và từ đó sẽ xuất hiện hàng loạt những thay đổi nội tiết kèm theo. Có rất nhiều chị em gặp rắc rối trong chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là tình trạng đau bụng kinh.
Đau bụng kinh nguyên phát hoàn toàn là sinh lý bình thường không rõ nguyên nhân.  Cơn đau có thể nhẹ, vừa và nặng, đau dữ dội, quằn quại, người mệt mỏi, vã mồ hôi, mặt tái nhợt, cơn đau kéo dài tùy vào từng thể trạng có thể 1 ngày đầu hoặc cuối chu kỳ kinh.  Có nhiều trường hợp đâu trước chu kì kinh hoặc đau suốt trong chu kỳ kinh. Ngoài biểu hiện đau bụng ra thì còn một số trường hợp buồn nôn, chống mặt, đau đầu và tiêu chảy.
Cơ chế của đau bụng kinh nguyên phát hay thống kinh nguyên phát.
Khi bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi hàm lượng prostaglandin và các chất chống viêm khác từ tế bào nội mạc tử cung được giải thích cho hiện tượng đau bụng kinh trong chu kì hành kinh.
Khi nồng độ hormone thay  đổi khiến  prostaglandin tăng lên tác động làm tử cung có những co thắt mạnh và làm siết chặt các mạch máu dẫn đến tử cung.  Các mao mạch dẫn máu bị thiếu oxy do thiếu máu nên nội mạc tử cung bị hoại tử, bong tróc ra nhiều, đó cũng là lý do tại sao khi hành kinh lượng máu lại ra nhiều hơn, có khi kèm theo những mảng và máu cục.
Một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh nguyên phát.
Theo một số nghiên cứu thì đau bụng kinh nguyên phát là do sự co thắt tử cung quá độ, co quá mạnh và thường kéo dài khó thả lỏng hoàn toàn vì vậy dễ dẫn đến đau bụng kinh.
Nhiều trường hợp co thắt tử cung bất thường, gặp nhiều ở những người bị cao huyết áp, khiến cho cơ tử cung thiếu máu nên gây co thắt bất thường ở cổ tử cung làm xuất hiện đau bụng kinh.
Một sô trường hợp đau bụng kinh được thấy ở những trường hợp có kinh nguyệt sớm, tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đau bụng kinh và gây rối loạn kinh nguyệt.

Hoàng Yến.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Bệnh thống kinh và bài thuốc đông y

Bệnh thống kinh hay gọi kinh nguyệt không điều, là hiện tựng đau bụng liên quan đến hành kinh, thường gặp nhất là đau bụng dưới có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi có thể lan rộng ra khắp toàn bụng. Ngoài ra có thể kèm theo đau đầu, nôn ói, căng vú, tức ngực… Đau có thể xảy ra trước hoạc sau chu kỳ kinh, có thể chữa bệnh thống kinh theo đông y, với các bài thuốc đơn giản dễ làm.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh thống kinh.
         1.     Giác hơi.
Giác hơi thường được dùng trong các trường hợp nhứt mỏi, trong trường hợp bệnh thống kinh giác hơi giúp làm giảm lượng máu ở vùng chậu hong. Dụng cụ giác có thể dùng cóc thủy tinh hay ống giác chân không, chỉ cần ngày giác 1 lần trước khi chu kỳ kinh xảy ra để ngăn chặn các cơn đaubụng kinh.
2.     Ngâm  chân trong nước nóng.
ngâm chân trong nước điều trị thống kinh

Ngâm chân trong nước nóng điều trị bệnh thống kinh
Ðể nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh thống kinh, hãy ngâm cả hai bàn chân của bạn trong nước nóng ( nóng vừa ngâm chân). Nếu ngâm bằng nước của các thảo dược như ngải cứu, quế, lá lốt, gừng. thì sẽ tốt hơn nhiều. Ðây là một trong những phương pháp người xưa rất coi trọng và áp dụng, có tác dụng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị bệnh tật. Trong bệnh thống kinh, ngâm chân nước nóng có tác dụng tăng cường lưu thông máu do tác động của nhiệt độ và thảo dược vào các huyệt vị ở bàn chân. Nếu được, có thể kết hợp xoa sát bàn chân sau khi ngâm chân nước nóng thì rất tốt, giúp mang lại hiệu quả giảm đau nhanh.
3.     Một số ài thuốc đơn giản từ đông y giúp điều trị bệnh thống kinh.
-Đối với lá ngải cứu tươi chỉ cần sao qua, thêm nước rồi đun sôi trong khoảng 5-10 phút có thể hòa thêm chút đường đỏ, uống khi thuốc còn nóng.
_Dùng gừng tươi 15g, đường đỏ 30g. Gừng thái lát mỏng, đem sắc với nước và đường đỏ. Ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Bài thuốc này thích dụng với người có tạng hàn.
_ Có thể dùng đan sâm 30g với 3-5 hành củ . Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Tuy nhiên đây chỉ là những bài thuốc đông y được áp dụng nhiều nhưng để có hiểu quả người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để khám và xác định rõ nguyên  nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp và hiểu quả điều trị sẽ cao hơn.

Lệ Quyên.